Quyền nuôi con khi ly hôn

Quyền nuôi con khi ly hôn

Ly hôn có thể là cách giải thoát cho cha mẹ khi mà quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt được nhưng lại rất dễ trở thành bi kịch, nỗi bất hạnh của những đứa con.

Những đứa trẻ trong các gia đình có cha mẹ ly hôn, ít nhiều đều sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách và tương lai sau này, nếu không được quan tâm kịp thời.

Do đó, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn có ý nghĩa rất quan trọng.

Liên quan đến vấn đề này, Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau :

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Như vậy, đối với con chưa thành niên – tức chưa đủ 18 tuổi hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản thì sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ nuôi con.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về cơ bản, việc ai là người trực tiếp nuôi con sẽ do vợ chồng thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố dưới đây và nếu con đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét thêm nguyện vọng của con :

+ Điều kiện về vật chất: Nhà ở, mức thu nhập của mỗi bên, căn cứ vào các thông tin được cung cấp hoặc xác minh về các khoản chi cố định của người đó về sinh hoạt, người phụ thuộc, thói quen chi tiêu để so sánh với mức sinh hoạt trung bình của các con.

+ Điều kiện tinh thần : Thời gian dành cho con; cách chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con..

+ Điều kiện môi trường sống: Vị trí địa lý có thuận tiện cho trẻ đi học, vui chơi hoặc phải là nơi được đánh giá cao về mức sống, dân trí và các yếu tố về trật tự an ninh,…

+ Đạo đức, lối sống, nhân phẩm… của mỗi bên để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về nhân cách của trẻ.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi trừ hợp cha mẹ có thỏa thuận khác hoặc mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng

💡 Để liên hệ với Công ty Luật CTT và Cộng sự và Luật sư Quý khách vui lòng liên hệ các thông tin dưới đây hoặc điền vào biểu mẫu cuối trang, chúng tôi sẽ liên hệ lại Quý khách sớm nhất:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ với chúng tôi
Xin chào, Công ty Luật CTT và Cộng sự có thể giúp gì cho bạn
Hỗ trợ 24/7